Xuất khẩu gỗ đạt hơn 4 tỷ USD trong 5 tháng

  5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.


Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 19,17 tỷ USD).

Trong đó, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.


Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cả 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có tăng trưởng dương gồm: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia. Đặc biệt, trong đó có 5 thị trường lớn và có mức tăng ấn tượng nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc).

>>>Xem thêm: Gỗ tràm ghép


Đáng chú ý, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thị trường tăng cao nhất với con số đạt trên 20%.

Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, Việt Nam với vị thế thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Ngành gỗ Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến 170 quốc gia trên thế giới, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ… Ngành gỗ Việt Nam có vị thế thuận lợi để tận dụng nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất hơn.

Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng; sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM), giảm phát thải khí nhà kính, thiết kế sinh thái… đặt ra yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt với các nhà sản xuất, cung ứng đồ gỗ trong nước.
Nguồn: fireant 

Comments

Popular posts from this blog

Vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Long An

Ngành gỗ khởi động thị trường tín chỉ carbon